139. Chương Trình Hành Ðạo (01-04-1933).

Lời phụ:

Sau khi giao quyền hành Chánh Phối Sư cho Hiệp Thiên Ðài, Qu. Giáo Tông có mời ba vị Chánh Phối Sư và Nội Chánh hiệp về Tòa Thánh đặng lập chương trình hành Ðạo.

Trong lúc hội đặng lập chương trình, Qu. Giáo Tông và Hộ Pháp có đến dự thính. Qu. Giáo Tông cũng có mời ba vị Qu. Ðầu Sư hoặc đến dự kiến hoặc chỉ vẽ điều chi giúp cho nên việc (Thơ số 34 đề ngày 4-3-1933), Qu. Ðầu Sư Thượng Tương Thanh có đến dự hội một lần.

Chương trình hành Ðạo đã lập thành, lẽ là phải đem ra cho Thượng Hội, Hội Thánh và Hội Nhơn Sanh phê chuẩn, nhưng vì các khoản Nghị Ðịnh trong chương trình đều không trái với Pháp Chánh Truyền, Tân Luật và Ðạo Nghị Ðịnh và nhứt là cần phải thi hành lập tức, cho nên chúng tôi nhứt định dụng Quyền Chí Tôn giúp cho ba vị Chánh Phối Sư đủ quyền thi hành chương trình hành Ðạo ấy, khỏi đem ra ba Hội phê chuẩn.

Quyền Chí Tôn của Giáo Tông và Hộ Pháp do nơi Thánh giáo của Ðức Chí Tôn ngày 23-12-1931 (có in theo đây mà có).

Tòa Thánh, ngày 1 tháng 4 năm 1933 (Âm lịch, 7-3-Quý Dậu).
Hộ Pháp
PHẠM CÔNG TẮC
Qu. Giáo Tông
THƯỢNG TRUNG NHỰT
ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ
(Ðệ Bát Niên)

Kính cáo cùng chư Huynh Trưởng và chư Ðạo Tỷ Thiên Phong, chư Chức Sắc và chư Ðạo Hữu Lưỡng Phái.

Chư Hiền Huynh, chư Hiền Tỷ,

Bổn “Chương Trình Hành Ðạo” in theo sau đây là của chúng tôi hiệp với Nội Chánh Cửu Trùng Ðài đặng lập thành và đã có Ðức Qu. Giáo Tông và Hộ Pháp phê chuẩn.

Trong lúc chúng tôi và Nội Chánh bắt đầu hành chánh thì mỗi việc chi trong Ðạo đều phải quan sát lại kỹ lưỡng hầu tìm phương nâng cao phẩm giá nền Chánh Giáo của Ðức Từ Bi và giúp cho nhơn sanh dễ bề tu niệm.

Vậy chúng tôi có mấy lời tâm huyết xin chư Huynh Trưởng, chư Ðạo Tỷ và chư Ðạo Hữu Lưỡng Phái biết và xin hết lòng Ðạo giúp cho chúng tôi được đủ thế sắp đặt các việc. Chúng tôi tưởng ai ai cũng bằng lòng và cầu cho các điều kể trong chương trình của chúng tôi hiến dâng cho thành tựu.

Tòa Thánh Tây Ninh, ngày 7 tháng 3 năm Quý Dậu. (DL 1-4-1933)
Thái Chánh Phối
PHẠM TẤN ÐÃI
Thượng Chánh Phối Sư
THÁI VĂN THÂU
Ngọc Chánh Phối Sư
TRẦN DUY NGHĨA

NỘI CHÁNH

  • Phối Sư: Thượng Tông Thanh
  • Giáo Sư: Thượng Bảy Thanh
  • Giáo Sư: Thượng Thành Thanh
  • Giáo Sư: Thượng Latapie Thanh
  • Giáo Sư: Thượng Liêng Thanh
  • Giáo Sư: Ngọc Trọng Thanh
  • Giáo Hữu: Thái Gấm Thanh
  • Giáo Hữu: Thái Như Thanh
  • Giáo Hữu: Thái Bộ Thanh
  • Giáo Hữu: Thượng Thiện Thanh
  • Giáo Hữu: Thượng Tại Thanh
  • Giáo Hữu: Thượng Hộ Thanh
  • Giáo Hữu: Thượng Sáng Thanh
  • Giáo Hữu: Thượng Trí Thanh
  • Giáo Hữu: Thượng Tuy Thanh
  • Giáo Hữu: Thượng Ðức Thanh
  • Giáo Hữu: Thượng Mía Thanh
  • Giáo Hữu: Thượng Lai Thanh
  • Giáo Hữu: Thượng Áo Thanh
  • Giáo Hữu: Ngọc Bổn Thanh
  • Giáo Hữu: Ngọc Non Thanh
  • Lễ Sanh: Thượng Tài Thanh
  • Lễ Sanh: Thượng Quơn Thanh
  • Lễ Sanh: Thượng Chất Thanh

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ÐẠO

PHÁI THÁI:

  1. Lập Nội Luật Hội Thánh:

Chú Giải: Quyền Hành Chánh tuy giao cho ba vị Chánh Phối Sư, chớ mọi việc chi thi hành đều phải do theo chương trình Ðạo của Thượng Hội, Hội Thánh, và Hội Nhơn Sanh đã phê chuẩn.

Quyền của ba Hội là Quyền Vạn Linh. Việc nào đã có Quyền Vạn Linh định đoạt thì Quyền Chí Tôn là quyền của Giáo Tông và Hộ Pháp phải y theo. Quyền Chí Tôn lại quyết đoán khi nào có sự phản khắc trong Quyền Vạn Linh, nghĩa là ba Hội không đồng ý kiến.

Chiếu theo Ðạo Nghị Ðịnh thứ tư, điều thứ ba thì Hội Thánh phải dưới quyền Chủ Trưởng của Thái Chánh Phối Sư và trách nhậm là lo về phổ độ, việc hành Ðạo tha phương, về tài liệu của Ðạo, lương hướng cho Chức Sắc Thiên Phong, về tài chánh và cả nền chánh trị của Ðạo.

Hội Thánh phải tìm phương hay đặng tu bổ, và nâng nền lý tài của Ðạo, phải tìm phương sanh lợi cho Ðạo nhờ. Tóm lại, phải lo cho sự sanh hoạt của toàn Ðạo đặng vững chắc về mặt tài chánh tức là lo sự sanh hoạt của toàn Ðạo về mặt phổ độ cũng đặng mạnh mẽ.

Hội Thánh đã có phương sanh lợi, nghĩa là: Có bên thâu, thì bên xuất cũng phải liệu phương giúp ích cho Ðạo, phải chăm nom quan sát không cho xa xí của Ðạo và phải giúp ích cho toàn Ðạo hưởng đặng các cơ tạo của Ðạo về phần hữu hình.

  1. Thâu nạp các của cải tài chánh làm bổn nguyên về của cả thảy:

Chú giải: Của cải tài chánh của Ðạo như: Ðất, ruộng, nhà, ghe, xe, trâu, bò, ngựa,…v…v… đều phải đem vô bộ sổ rành rẽ thâu Bàn Ủy Viên thường vụ. Bàn Cai Quản nầy phải kiếm phương dụng các của ấy tức là sanh lợi của chúng sanh nhờ, chớ không nên thâu mà làm tiêu lụn của Ðạo, phải nạp Tờ Phúc mỗi tháng, ba tháng và mỗi năm.

  1. Chỉnh đốn tu bổ các nhà cửa trong Thánh Ðịa, cất Tòa Thánh, lo cho Tiểu Thánh Thất ở các nơi phải y một kiểu.
  2. Nền lý tài lập tư bổn phát lương hướng cho các Chức Sắc Thiên Phong Nam Nữ.

Chú giải: Mỗi việc chi có thâu xuất thì phải cử một Ban Ủy Viên lo lắng và quan sát sổ sách và nạp Tờ Phúc mỗi tháng, ba tháng và mỗi năm.

  1. Liệu thế giúp sức cho Hội Thánh Ngoại Giáo truyền bá Chơn Ðạo ra ngoại quốc.

Chú Giải: Việc phổ độ tha phương chẳng phải kể nội vùng Ðông Pháp nầy mà đủ, mà là cả toàn cầu, đâu đâu Hội Thánh cũng phải đến gieo truyền mối Ðạo Trời. Chủ nghĩa tối cao của Ðại Ðạo chẳng những là hiệp Ngũ Chi qui Tam Giáo mà thôi, mà phải làm thế nào cho dầu các bực Ðế Vương ngoài thế cũng phải bái phục, phải tùng Ðạo, phải đồ theo cả cơ thể của Ðạo; phải nhờ Ðạo mới mong trị an thiên hạ đặng. Vậy mới gọi là hiệp nhứt. Vậy mới kêu là Ðại Ðạo.

Thánh ngôn của Ðức Lý Giáo Tông ngày 29-12-1932 lại nói rõ như vầy: “Thiên lý đã định vậy, bất kỳ nơi nào hễ có dấu chơn người Việt Nam đến thì Ðạo mới thành được”.

Trong buổi Hội Thánh đang lo sắp đặt nội dung của Ðạo, thì Hội Thánh Ngoại Giáo đã khởi lập hầu phổ hóa các sắc dân khác. Trên nhờ các Ðấng Thiêng Liêng chỉ giáo, với Ðức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, Ðức Tôn Sơn Chơn Nhơn, và Bát Nương, Lục Nương Diêu Trì Cung, dưới nhờ các Chức Sắc Ngoại Giáo hết lòng tuân y mạng lịnh cho nên khắp toàn cầu đều nghe danh thế Ðại Ðạo Tam Kỳ. Hiện nay ở kinh đô nước Pháp là thành Paris đã có người Pháp thọ Thiên sắc đặng lo phổ độ người Pháp và lập thành Thánh Thất. Rồi đây Hội Thánh Ngoại Giáo phải liệu phương phổ độ lần qua nước khác nữa.

  1. Cất trường học.
  2. Sắp đặt việc ăn ở và hành Ðạo nơi Thánh Thất,việc ăn uống của phái Nam và phái Nữ.
  3. Không cho ở trong Thánh Ðịa mà không có phận sựvà không có giấy phép của Giáo Tông hay là người thay mặt cho Ngài.
  4. Không cho ở trong làng Ðạo mà không có giấy phépcủa Giáo Tông hay là người thay mặt cho Ngài.
  5. Không cho cất nhà cửa hay là lập cái chi mà không có giấy phépcủa Giáo Tông hay là người thay mặt cho Ngài.
  6. Rào ranh Thánh Ðịa.
  7. Cất giếng nước, sắp đặt ở trục trược.
  8. Công quả về việc moi sạn.
  9. Lò gạch.
  10. Cất nhà cho Thiên Phong Chức Sắc.

PHÁI THƯỢNG:

  1. Xem xét Thánh ngôn,những điều cần ích của Ðại Từ Phụ và Ðức Lý Giáo Tông đã dạy từ thử mà chưa thi hành. Nếu như có những điều trọng hệ cần ích phải thi thố lập tức thì Hiệp Thiên Ðài phải làm Tờ Phúc đem ra ba Hội đặng lập Luật ban hành liền.

Chú Giải: Phải cử một Ban Kiểm Dượt Thánh ngôn, Ban Kiểm Dượt nầy sẽ dưới quyền Chủ Trưởng của một vị Chưởng Pháp.

Còn về thể lệ chấp cơ và ban hành Thánh ngôn thì sẽ thi hành y theo Châu Tri số 42 ngày 01-02-1932 của ông Cựu Chánh Phối Sư Thượng Tương Thanh nói về chương trình hành Ðạo của Hiệp Thiên Ðài.

  1. Bỏ bớt các Thánh Thấtkhông hữu dụng và không có phép của Chánh Phủ để làm nơi Phước Thiện hay là nơi Tiểu Tổ giúp lương.
  2. Lo cho Tiểu Thánh Thất các nơi cúng kiến y một kiểu về Luật lệ cũng vậy.

Chú Giải: Lễ Nghi đã có phái Ngọc lập cho thì cứ do theo Luật lệ ấy mà buộc các nơi hành lễ một kiểu.

  1. Ðịnh trách nhậm đặc biệt của Tòa Thánh, các Thánh Thất và Hội Thánh Ngoại Giáo về việc tùng quyền hành Ðạo.

Chú Giải: Tòa Thánh thì có Nội Luật riêng, còn các Thánh Thất thì phải tức cấp lập Nội Luật phân quyền cho rành, nhứt là quyền đặc biệt của Bàn Cai Quản, chủ Thánh Thất và Ðầu Họ Ðạo. Trước khi cho cất Thánh Thất phải quan sát buộc phải làm giấy tờ cho rành rẽ, phải làm thế nào có tiền cất, cất rồi ai ở, Chức Sắc nào chịu ở, bề sanh hoạt thế nào….

Ðạo Nghị Ðịnh thứ tư, điều thứ bảy, có định để y Cửu Viện, vậy phải phân quyền hành mỗi Viện mà thi hành y như trước.

5.

  1. Lập Báo Chương đặng truyền bá tư tưởng Ðạo, lập Tàng Thư Viện.
  2. Lập Bàn Kiểm Dượt kinh sách Ðạo không có Chưởng Pháp phê chuẩn.
  3. Cử Bàn Ủy Viên cai quản nhà in.
  1. Liệu phương giao thiệp cùng các Tôn Giáo và các Chi Phái nghịch Ðạo, điều hòa cho khỏi chinh nghiêng nền Ðạo.
  2. Giao thông cùng Chánh Phủ,minh tỏ những điều chơn thật của Ðạo.
  3. Lập trách nhiệm cho Ty Giáo Huấn,dầu Ðạo giáo hay Thế giáo cũng vậy.
  4. Nuôi dưỡng học sanh.
  5. Lập các Sở Vệ Sinh.
  6. Lập Nội Luật Hội Nhơn Sanh.

Chiếu theo Ðạo Nghị Ðịnh thứ tư, điều thứ tư thì Hội Nhơn Sanh dưới quyền Chủ Trưởng của Thượng Chánh Phối Sư và trách nhậm là lo về phần giáo dục nhơn sanh, tức là Ðời, có Ðời mới có Ðạo, mà có Ðạo mới nên Ðời thì phải liệu phương điều đình cho Ðời phải tùng Ðạo; dìu dắt cho Ðời thấy cả cơ thể tối cao tối trọng của Ðạo và biết giá trị của mình và cầm quyền hành Vạn Linh cho chặt; phải nâng đỡ trí thức tinh thần của nhơn sanh lên cao đặng hiểu cho toàn chơn lý hầu đủ phương kiềm chế hành động của Hội Thánh.

Lập thế điều độ chúng sanh vào cửa Ðạo và liệu phương kiềm chế cho Tín Ðồ để bước trên đường Ðạo và tuân y được các Luật Ðạo.

Lại nữa, Ðời đã có chính trị của Ðời, thì cũng phải xây chuyển cơ Ðời cho hiệp cùng chơn tướng của Ðạo.

  1. Khai phá Thánh Ðịa.

PHÁI NGỌC:

  1. Xin Quyền Giáo Tông giao các việc hành chánh từ thử đặng quan sát lại;nhứt là Luật lịnh của Ngài ra mà chưa thi hành.
  2. Chiếu theo các Ðạo Nghị Ðịnh mời Chức Sắc Thiên Phong Cửu Trùng Ðài và Hiệp Thiên Ðài phế đời hành Ðạo.

Chú Giải: Vì Chức Sắc hiến thân trọn vẹn cho Ðạo sẽ được lương hướng y theo Ðạo Nghị Ðịnh thứ tư của Ðức Lý Giáo Tông, cho nên phải xem xét cho kỹ, vị nào hữu dụng cho Ðạo mời về; nhưng nếu đã được lịnh mời về thì buộc phải lo phế đời hành Ðạo, bằng không lo lần thì không kể vào Hội Thánh, không được dự vào chánh trị của Ðạo y theo Ðạo Nghị Ðịnh thứ năm của Ðức Lý Giáo Tông. Mà hễ phế đời hành Ðạo rồi thì Hội Thánh phải châu cấp thê nhi.

Số tiền châu cấp phải tùy theo bực phẩm và nhứt là phải tùy theo số vợ con.

  1. Trừ bỏ những Chức Sắc tạm phong của Cửu Trùng Ðài đã thuyên bổ hành chánh các nơi.

Chú Giải: Theo Tân Luật điều thứ ba thì phải chịu công cử, như Giáo Hữu muốn lên Giáo Sư phải nhờ 3.000 vị xúm nhau công cử. Nhưng hiện thời số Chức Sắc chưa đủ thì phải cầu phong cách nầy:

Dầu trong hàng Chức Sắc hay trong hàng Tín Ðồ cũng phải xem xét lại công cán và hạnh đức, đem vào Sổ Bộ Cầu Phong. Sổ ấy phải trình cho ba Hội lựa và định bực phẩm. Có ba Hội chịu rồi thì Giáo Tông và Hộ Pháp mới ra Ðạo Nghị Ðịnh phong chức.

Ngoài ra, theo Luật Ðạo thì Chức Sắc Thiên Phong phải lựa theo đẳng cấp mới được; Lễ Sanh thì phải lựa trong hàng Chánh Trị Sự.

  1. Bổ các Bàn Tri Sự thế quyền Chức Sắc Thiên Phong đặng cầm quyền Ðạo các nơi.
  2. Ðịnh mỗi năm cả Chức Sắc Thiên Phong phải về Tòa Thánh mấy lần cho bớt việc tổn phí.

Chú Giải: Mỗi năm Chức Sắc Thiên Phong phải về Tòa Thánh hai lần là ngày Ðại Lễ Ðức Chí Tôn và ngày Khai Ðạo là ngày Rằm tháng 10. Muốn cho bớt việc tổn phí cho nên sẽ định lại ngày Ðại Hội của Hội Thánh và Hội Nhơn Sanh cho trùng với hai ngày trên đây.

  1. Trừ bỏ những điều Chức Sắc Thiên Phong Cửu Trùng Ðài và Hiệp Thiên Ðài đã thật hành ra mặt thế mà sái Luật Pháp.
  2. Canh cải những hành động của Cửu Trùng Ðài không phù hạp với Pháp Chánh Truyền và Tân Luật.
  3. Ðịnh trách nhậm đặc biệt của Cửu Trùng Ðài và Hiệp Thiên Ðài.
  4. Ðịnh trách nhậm đặc biệt của mỗi Chức Sắc Cửu Trùng Ðài Nam và Nữ.

Chú Giải: Việc hành chánh của Chức Sắc các nơi cũng phải lập thành mặt Luật. Trách nhậm của các Hội Thánh Ngoại Giáo cũng vậy.

Luôn đây xin giải bốn chữ Hội Thánh Ngoại Giáo:

Phải đọc Hội Thánh Ngoại Giáo chớ không phải là Ngoại Giao. Hội Thánh Ngoại Giáo là một cái Hội của chư Thánh để giáo Ðạo ở ngoại quốc. Bậc phẩm và trách nhậm tuy phải tuân theo Luật Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, hành chánh tuy hiện thời phải tùng quyền của Thái Ðầu Sư nhưng cũng có phần đặc biệt là phải tùy theo tánh cách của người bổn xứ, tài liệu và vật liệu…v…v…

  1. Chỉnh đốn các thức lệ cúng kiến:

Chú Giải: Ngoài các thức lệ chỉnh đàn hành lễ phải cho y một kiểu vở, phải định thêm lễ nghi về quan, hôn, tang, tế,… buộc các nơi phải tùng theo một luật lệ, phép Giải Oan, phép Tắm Thánh…. cũng vậy.

Về nhạc cũng phải chỉnh đốn, nhứt là giọng đọc kinh của Ðồng Nhi, phải phân biệt ba giọng: Ai, Xuân và Ðảo Ngũ Cung. Hơi đọc kinh có ảnh hưởng nhiều về sự hòa bình êm tịnh và phát thạnh của Thánh Thất sở tại, cứ tụng một hơi ai oán thì không khác nào cầu sự khổ não cho Thánh Thất mình.

Ðạo phục cũng phải y theo Pháp Chánh Truyền. Ðáng lẽ Tòa Thánh hay là các Thánh Thất phải may Ðạo phục mà ban cho các Chức Sắc khi thiết lễ ban quyền. Hàng Tín Ðồ không có Ðạo phục đặc biệt thì không được mặc áo rộng tới Ðàn cúng.

Khi hành lễ phải theo đẳng cấp mà quì, người trước, người sau y theo Pháp Chánh Truyền.

  1. Thảo Xá Hiền Cung:

Chú Giải: Thảo Xá trước đã có lịnh dạy làm Trường Qui Thiện cho Nữ phái, thì nay cũng sắp đặt đặng có chỗ cho các Ðạo Cô ở mà tu hành. Việc nầy sẽ bàn tính với Bà Chánh Phối Sư Nữ phái và phải lập Bàn Cai Quản Nữ phái dưới quyền kiểm soát của Tòa Thánh.

  1. Lập Nội Luật Tòa Thánh và Thánh Ðịa:

Chú Giải: Chẳng phải nội Ðền Thờ Ðức Chí Tôn và chư Thần, Thánh, Tiên, Phật mà kêu là Tòa Thánh. Cả khuôn viên của Tòa Thánh là gồm hết Thánh Ðịa, gồm cả Thành Ðạo mà người làm chủ là Giáo Tông hay là người thay mặt cho Ngài.

Nội Luật của Tòa Thánh phải cần có đặng thi hành lập tức.

  1. Kiểm soát các người giúp việc riêng cho các Chức Sắc tại Tòa Thánh.Thuyên bổ người tuần phòng Thánh Ðịa Tòa Thánh và người giúp việc tại tư gia của Chức Sắc trong Thánh Ðịa.
  2. Kiểm soát các án tiết của Tòa Tam Giáo đặng xin ân xá.
  3. Hội cả ba Hội đặng cầu phong thêm Chức Sắc và thăng thưởng các Chức Sắc có công lao.Cầu phong cho Ðầu Sư Nữ Phái.